Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Trang chủ/Chương trình đào tạo/Đào tạo đại học/Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa/
Mã ngành học
7520216
Thời gian
4.5 năm
Kỳ nhập học
Mùa thu
Cơ sở
TP Hồ Chí Minh
Tổng quan

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (gồm có 2 chuyên ngành Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển, Chuyên ngành Tự động hóa, không xét tuyển theo chuyên ngành, khi vào học sinh viên tự chọn chuyên ngành)

1. Mã ngành: 7520216

2. Khối lượng chương trình: 150 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm).

3. Chỉ tiêu năm 2022: ... (Chỉ tiêu năm 2021: 70)  

4. Điểm trúng tuyển năm 2021: 19,40

5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01) 

Chuẩn đầu ra

1.1 Về kiến thức

(1) Hiểu và vận dụng các kiến thức về khoa học xã hội, toán học và khoa học tự nhiên làm nền tảng cho việc nghiên cứu, tính toán các hệ thống về Kỹ Thuật Điều Khiển và Tự Động hóa;

(2) Có kiến thức để nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điều khiển – tự động hóa;

(3) Có kiến thức về thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển và tự động hóa các quá trình sản xuất;

(4) Có khả năng đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý các hệ thống điều khiển và tự động hóa;

(5) Có thể tham gia xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án về điều khiển và tự động hóa có hiệu quả

1.2 Về kỹ năng

Các kỹ năng chuyên môn bao gồm:

(6) Kỹ năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực điều khiển – tự động hóa.

(7) Kỹ năng lựa chọn thiết bị, tích hợp xây dựng các hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy công nghiệp.

(8) Kỹ năng phân tích và thiết kế một phần hoặc toàn bộ một thiết bị, một hệ thống, một quá trình trong lĩnh vực điều khiển – tự động hóa.

(9) Kỹ năng thực hiện các sản phẩm điều khiển tự động có tính hiện đại, bền vững, đáp ứng được các nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

(10) Kỹ năng sử dụng các phương pháp, và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phần mềm, phần cứng và các ngôn ngữ lập trình cần thiết cho việc thực hành kỹ thuật và thực hiện các hệ thống điều khiển tự động theo chương trình.

(11) Kỹ năng vận hành bảo trì các thiết bị hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy công nghiệp.

(12) Kỹ năng phân tích dữ liệu kỹ thuật và quản lý cho các nhà máy công nghiệp tự động

 Kỹ năng mềm bao gồm:

(13) Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả;

(14) Kỹ năng làm việc khoa học và chuyên nghiệp;

(15) Các kỹ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch tổ chức công việc.

Ngoại ngữ:

(16) Ngoại ngữ tương đương B1 khung châu âu (CEFR) hay bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam, có khả năng sử dụng tiếng anh tốt trong lĩnh vực điều khiển – tự động hóa.

Công nghệ thông tin:

(17) Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo qui định. Cụ thể, sinh viên có khả năng cơ bản trong việc sử dụng máy tính, sử lý văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu và sử dụng Internet trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

1.3 Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm

(18) Hiểu biết trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức về các vấn đề kỹ thuật đương đại ;

(19) Có kiến thức đủ rộng để hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;

(20) Nhận thức về sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ và năng lực kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ để tự học trọn đời.

1.4 Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có đủ năng lực đảm nhận các vị trí công việc ở những lĩnh vực sau:

(1) Lĩnh vực các cơ quan nhà nước: Sở khoa học công nghệ, sở công thương, viện kinh tế xã hội, ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp;

(2) Lĩnh vực các doanh nghiệp: Công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, công ty tư vấn giám sát công trình, công ty thương mại về lĩnh vực điện, điện tử và tự động hóa, hệ thống nhúng công nghiệp;

(3) Lĩnh vực các nhà máy sản xuất: Các nhà máy xi nghiệp sản xuất công nghiệp với vai trò người trực tiếp hay quản lý điều hành như:

(3.1) Kỹ sư bảo trì điện trong các nhà máy công nghiệp.

(3.2) Kỹ sư nhúng cho các hệ thống điều khiển.

(3.3) Kỹ sư phân tích dữ liệu cho các ứng dụng công nghiệp.

(4) Lĩnh vực giáo dục nghiên cứu khoa học: Các trường đại học,cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trung cấp nghề, trung tâm đào tạo nghề, các viện/trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực điện, điện tử và tự động hóa.

Cấu trúc chương trình các chuyên ngành

Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ - Chuyên ngành: Chuyên ngành kỹ thuật điều khiển

Học kỳ 1
(17 TC)
Triết học Mác-Lênin
(3 TC)
Tiếng Anh A1.1/A2.1
(3 TC)
Nhập môn điều khiển và tự động hóa
(2 TC)
Giải tích 1
(3 TC)
Tin học co sở 1
(2 TC)
Vật lý 1 và thí nghiệm
(4 TC)
Học kỳ 2
(17 TC)
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
(2 TC)
Tiếng Anh A1.2/A2.2
(4 TC)
Xác suất thống kê
(2 TC)
Giải tích 2
(3 TC)
Tin học cơ sở 2
(2 TC)
Vật lý 2 và thí nghiệm
(4 TC)
Học kỳ 3
(17 TC)
Lịch sử Đảng CSVN-CNXHHK
(2 TC)
Tiếng Anh A2.1/B1.1
(3 TC)
Toán kỹ thuật
(3 TC)
Đại số 3
(3 TC)
Ngôn ngữ lập trình C++
(3 TC)
Phần mềm mô phỏng
(3 TC)
Học kỳ 4
(20 TC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
(2 TC)
Tiếng Anh A2.2/B1.2
(4 TC)
Mạch điện
(3 TC)
Kỹ thuật điện tử
(3 TC)
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
(3 TC)
Kỹ thuật đo điện
(2 TC)
Cơ sở điều khiển tự động
(3 TC)
Học kỳ 5
(19 TC)
Xử lý tín hiệu số
(2 TC)
Mạch điện - khí cụ điện
(3 TC)
An toàn điện
(2 TC)
Điện tử công suất
(3 TC)
Vi điều khiển
(3 TC)
Thực hành cơ sở
(4 TC)
Hệ thống điều khiển vi trực tuyến
(2 TC)
Học kỳ 6
(16 TC)
Xử lý ảnh
(2 TC)
Hệ thống thủy lực - khí nén
(3 TC)
Truyền động điện
(3 TC)
Thiết bị đo lường và điều khiển quá trình
(2 TC)
Mạng truyền thông công nghiệp
(2 TC)
Hệ thống điều khiển số cho máy điện
(2 TC)
Điều khiển hiện đại
(2 TC)
Học kỳ 7
(15 TC)
Phương pháp nghiên cứu khoa học
(2 TC)
Robot công nghiệp
(2 TC)
Thiết kế cơ điện
(3 TC)
Kỹ thuật logic khả trình
(2 TC)
Mạng cảm biến
(2 TC)
Điều khiển mờ và mạng nơ ron
(2 TC)
Mô hình hóa và môn phỏng
(2 TC)
Học kỳ 8
(15 TC)
Thực hành chuyên sâu
(3 TC)
Học phần tự chọn 1
(2 TC)
Học phần tự chọn 2
(2 TC)
HT Giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu
(2 TC)
Học phần tự chọn 3
(2 TC)
Chuyên đề về kỹ thuật điều khiển
(2 TC)
Đồ án kỹ thuật điều khiển
(2 TC)
Học kỳ 9
(12 TC)
Thực tập tốt nghiệp và tốt nghiệp
(12 TC)
Chú giải
Bắt buộc chung
Bắt buộc chung nhóm ngành
Bổ trợ ngành
Cơ sở ngành
Chuyên ngành
Thực tập
Giáo dục chuyên nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Các học phần tự chọn
1. Nhận dạng hệ thống (2TC)
2. Học sâu (2TC)
3. Linux cho hệ thống thời gian thực (2TC)
4. Thị giác máy tính (2TC)
5. Máy học (2TC)
6. Lập trình điều khiển với Python (2TC)
7. Dữ liệu lớn (2TC)
8. Công nghệ chuỗi khối (2TC)

Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ - Chuyên ngành: Chuyên ngành Tự động hóa

Học kỳ 1
(17 TC)
Triết học Mác-Lênin
(3 TC)
Tiếng Anh A1.1/A2.1
(3 TC)
Nhập môn điều khiển và tự động hóa
(2 TC)
Giải tích 1
(3 TC)
Tin học co sở 1
(2 TC)
Vật lý 1 và thí nghiệm
(4 TC)
Học kỳ 2
(17 TC)
Kinh tế chính trị Mác Lênin
(2 TC)
Tiếng Anh A1.2/A2.2
(4 TC)
Xác suất thống kê
(2 TC)
Giải tích 2
(3 TC)
Tin học cơ sở 2
(2 TC)
Vật lý 2 và thí nghiệm
(4 TC)
Học kỳ 3
(19 TC)
Lịch sử Đảng CSVN-CNXHKH
(4 TC)
Tiếng anh A2.1/B1.1
(3 TC)
Toán kỹ thuật
(3 TC)
Đại số 3
(3 TC)
Ngôn ngữ lập trình C++
(3 TC)
Phần mềm mô phỏng
(3 TC)
Học kỳ 4
(20 TC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
(2 TC)
Tiếng Anh A2.2/B1.2
(4 TC)
Mạch điện
(3 TC)
Kỹ thuật điện tử
(3 TC)
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
(3 TC)
Kỹ thuật đo điện
(2 TC)
Cơ sở điều khiển tự động
(3 TC)
Học kỳ 5
(19 TC)
Xử lý tín hiệu số
(2 TC)
Mạch điện - khí cụ điện
(3 TC)
An toàn điện
(2 TC)
Điện tử công suất
(3 TC)
Vi điều khiển
(3 TC)
Thực hành cơ sở
(4 TC)
Hệ thống điều khiển phi tuyến
(2 TC)
Học kỳ 6
(16 TC)
Xử lý ảnh
(2 TC)
Hệ thống thủy lực - khí nén
(3 TC)
Truyền động điện
(3 TC)
Thiết bị đo lường và điều khiển quá trình
(2 TC)
Mạng truyền thông công nghiệp
(2 TC)
Hệ thống điều khiển số cho máy điện
(2 TC)
Mô hình hóa và mô phỏng
(2 TC)
Học kỳ 7
(15 TC)
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
(2 TC)
Robot công nghiệp
(2 TC)
Thiết kế cơ điện
(3 TC)
Kỹ thuật logic khả trình
(2 TC)
Mạng cảm biến
(2 TC)
Thiết bị và hệ thống tự động
(2 TC)
Hệ thống điều khiển phân tán
(2 TC)
Học kỳ 8
(15 TC)
Thực hành chuyên sâu
(3 TC)
Học phần tự chọn 1
(2 TC)
Học phần tự chọn 2
(2 TC)
HT giám sát điều khiển và thư thập dữ liệu
(2 TC)
Học phần tự chọn 3
(2 TC)
Đồ án tự đông hóa
(2 TC)
Chuyên đề tự động hóa
(2 TC)
Học kỳ 9
(12 TC)
Thực tập tốt nghiệp và tốt nghiệp
(12 TC)
Chú giải
Bắt buộc chung
Bắt buộc chung nhóm ngành
Bổ trợ ngành
Cơ sở ngành
Chuyên ngành
Thực tập
Giáo dục chuyên nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Các học phần tự chọn
1. Quản lý dự án công nghiệp (2TC)
2. Kỹ thuật công nghiệp 4.0 (2TC)
3. Hệ thống điều khiển quá trình (2TC)
4. Internet vạn vật (2TC)
5. Hệ thống cung cấp điện (2TC)
6. Hệ thống điều khiển nhúng (2TC)
7. Kỹ thuật điện lạnh (2TC)
8. Quản lý bảo trì công nghiệp (2TC)
Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có đủ năng lực đảm nhận các vị trí công việc ở những lĩnh vực sau:

(1) Lĩnh vực các cơ quan nhà nước: Sở khoa học công nghệ, sở công thương, viện kinh tế xã hội, ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp;

(2) Lĩnh vực các doanh nghiệp: Công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, công ty tư vấn giám sát công trình, công ty thương mại về lĩnh vực điện, điện tử và tự động hóa, hệ thống nhúng công nghiệp;

(3) Lĩnh vực các nhà máy sản xuất: Các nhà máy xi nghiệp sản xuất công nghiệp với vai trò người trực tiếp hay quản lý điều hành như:

(3.1) Kỹ sư bảo trì điện trong các nhà máy công nghiệp.

(3.2) Kỹ sư nhúng cho các hệ thống điều khiển.

(3.3) Kỹ sư phân tích dữ liệu cho các ứng dụng công nghiệp.

(4) Lĩnh vực giáo dục nghiên cứu khoa học: Các trường đại học,cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trung cấp nghề, trung tâm đào tạo nghề, các viện/trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực điện, điện tử và tự động hóa.

Học phí
- Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành;
- Học phí theo tín chỉ năm 2022: 655.000 đ/tín chỉ.
 
Ghi chú:

   - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ.

  - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Điều kiện tuyển sinh

Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1); Hoặc các phương án tuyển sinh riêng theo qui định của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (nếu có).

Quy trình nhập học
1. Chọn chương trình
2. Kiểm tra điều kiện
3. Chuẩn bị hồ sơ
4. Nộp hồ sơ
logoHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Trụ sở chính:
122 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Học viện cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh:
11 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1 TP Hồ Chí Minh
Cơ sở đào tạo tại Hà Nội:
Km10, Đường Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh:
Đường Man Thiện, P. Hiệp Phú, Q.9 TP Hồ Chí Minh